Một tấm lòng thơ Sương Nguyệt Anh

Ngoài bản dịch bộ Yên Sơn ngoại sử của Trung Quốc ra thơ lục bát, một số ít bài thơ chữ Hán, thể lục bát; thơ của Sương Nguyệt Anh phần lớn là thơ Nôm, theo thể Đường luật.

Để bộc lộ cuộc nợ duyên dang dở của mình, bà viết:

Năm canh thức nhấp... năm canh nhữngNửa gối so le, nửa gối chờVườn én rủ ren trên lối cũ,Canh gà xao xác giục tình xưa...

Nhưng phần nhiều, thơ của bà là để đối đáp lại những người đã trêu ghẹo, đã tỏ tình với mình, nhằm nêu lên đức kiên trinh của người phụ nữ Nam Bộ, như Tiễn ông Kinh Hối nhậm chức kinh lịch ở Sa Đéc, Hoạ thơ Bảy Nguyện, Hoạ thơ Phủ Ngọc, Hoạ thơ Bái Liêu, Thưởng Bạch Mai, Vịnh ni cô,....

Trong số bài thơ khác, Sương Nguyệt Anh đã kín đáo gửi gắm tấm lòng yêu nước, thương dân, quan tâm đến thời cuộc, trích:

Vui lòng thánh đế nơi xe ngựa,Xót dạ thần dân chốn lửa thanNước mắt có cùng trời đất biết,Biển dâu một cuộc thấy mà thương.(Vua Thành Thái vào Nam)

Năm 1915, ông Việt sĩ sau khi đã khen ngợi Sương Nguyệt Anh rằng: Cuộc đời bà đã trải qua biết bao đau khổ, nhưng biết bao nỗi khổ đó hình như để thử thách người thiếu phụ kiên trinh, ông còn nhận định như sau:

Nhắc đến Sương Nguyệt Anh, người ta còn thấy lại nơi bà một tấm gương hoạt động cho phái nữ lưu; người ta không quên một cây bút rắn rỏi đã từng nêu trên tờ Nữ giới chung nhiều vấn đề lý thú về phận sự đàn bà đối với gia đình và xã hội. Trong buổi giao thời, phụ nữ nước nhà vừa ra khỏi khuê môn để tiếp xúc với văn hóa Âu Tây, bà Sương Nguyệt Anh rất xứng đáng là nữ sĩ tiền phong trên đất Việt[10].